
6 LỜI KHUYÊN TĂNG CÂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Bài soạn thảo
6 LỜI KHUYÊN TĂNG CÂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Người gầy yếu mắc bệnh tiểu đường, tăng cân cho người tiểu đường có thể là một thách thức rất lớn. tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, đảm bảo an toàn và hợp lý
Để tăng cân hiểu quả nhất bạn phải có kế hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng. Đầu tiên, hãy xác định xem bạn có cần tăng cân hay không dựa trên chỉ số sau dưới đây:
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
1.Xác định cân nặng
Công thức sử dụng để tính chỉ số BMI theo hệ thống đo lường của Anh chính là cân nặng (đơn vị pound, hoặc lb) / [chiều cao (đơn vị inch)]2 x 703
Công thức sử dụng dùng để tính chỉ số BMI theo hệ thống đo lường quốc tế là cân nặng (đơn vị kilogram) / [chiều cao (đơn vị mét)] 2
Nhìn chung, khi chỉ số BMI nằm khoảng từ 18,5 đến 24,9 thể hiện cân nặng cơ thể bình thường
Bảng đánh giá mức độ béo phì theo tổ chức y tế thế giới
Dựa vào bảng phân loại này ta có kế hoạch tăng cân cho người gầy.
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
2.Chọn thực phẩm
2.1 Chọn thực phẩm giàu protein.
Protein hay còn gọi là chất đạm, Các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu hũ, đậu. được tạo thành từ các axit amin giàu calo. Chất đạm cung cấp các axit amin thiết yếu và không thiết yếu cho mọi hoạt động sống và hỗ trợ năng lượng giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Chính vì lẽ đó, thực phẩm giàu đạm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường, giúp tăng cân hiệu quả nhất mà không làm tăng đường huyết đột ngột, bất thường.
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN
2.2 Thực phẩm giàu chất xơ vô cùng tốt và phù hợp với bệnh nhân tiểu đường vì:
Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển nhanh qua đường ruột và nhanh chóng được tống ra ngoài qua phân, chống táo bón.
Chất xơ chứa ít calo, tạo cảm giác no lâu nên người bệnh tiểu đường có thể ăn những thực phẩm giàu chất xơ để tăng cân mà không sợ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Đồng thời, giúp người bệnh hạn chế ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe khác.
Chất xơ có tác dụng giảm hấp thu chất béo và đường vào cơ thể, giảm cholesterol trong máu và ổn định đường huyết.
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN
2.3Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất:
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường. Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp tăng cường khả năng phục hồi, bổ sung dưỡng chất, điều hòa các cơ quan, tổ chức trong cơ thể hoạt động trơn tru. Nhờ đó, giúp người bệnh tiểu đường luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
2.4Thực phẩm có chứa chất béo không no:
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế chất béo bão hòa, hay chất béo xấu gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết và tăng nguy cơ biến chứng tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung các thực phẩm chứa chất béo không bão hòa để giúp cải thiện lượng cholesterol xấu và tăng cân hiệu quả nhất nhưng không nên dùng quá nhiều trong bữa ăn.
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN
2.5 Thực phẩm có chứa carbohydrate:
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm chứa carbohydrate vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Tuy nhiên, không nên cắt thực đơn hoàn toàn. Khi được bổ sung với lượng thích hợp, nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và giúp bệnh nhân tiểu đường tăng cân
3.Tính lươngcalori cần tiêu thu
-Nam : 26kcal/kg/ngày.
–Nữ: 24kcal/kg/ngày.
+ Đối với những người ĐTĐ có lao động bình thường được thì có thể tính tổng năng lượng theo quy ước:
– Nằm điều trị tại giường: 25kcal/kg/ngày.
– Lao động nhẹ và vừa: 30 – 35kcal/kg/ngày.
– Lao động nặng: 35 – 40kcal/kg/ngày.
4.Chia thành nhiều bữa ăn.ít nhất 6 bữa /24 giờ
– 6h-7h: Bữa sáng: há cảo 6 cái + hoa quả;
-9h: 1 cốc sữa 140ml,dành cho người đái đường (hoăc 1 cốc bữa ăn lành mạnh f1)
-11h-12h: Bữa trưa: 1 bát cơm nhỏ + cá rán 50g + ức gà 50g;
-14-15h: Bữa nhẹ buổi chiều: 1 bắt ngô luộc;
– 17-18h: chén cơm nhỏ +thịt kho 25-50g, thịt gà 25-50g, cá hoa quả 3 trái.
– 21-22h:1cốc sữa 140ml,dành cho người đái đường (hoăc 1 cốc bữa ăn lành mạnh f1)
BẤM VÀO HÌNH ĐE BIẾT THÔNG TIN
5 Kết hợp với tập luyện
Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý với các bài tập thể dục tăng cân, tăng cơ là phương pháp tăng cân tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng cho bệnh nhân tiểu đường. Lời khuyên của chuyên gia phải một chương trình đào tạo tập luyện cho các nhóm cơ chính, tập khoảng thời gian 2-3 lần một tuần.
Bạn chỉ cần dành ra ít nhất 30 phút để luyện tập mỗi ngày. Việc tập thể dục thể thao, tập yoga hay tập một môn thể thao nào đó đều rất tốt. Tập thể dục là một cách tuyệt vời và lành mạnh để tăng cân đối với bệnh tiểu đường
6.Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên
Theo dõi kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để đảm bảo chúng luôn ở trong ngưỡng ổn định, hạn chế các yếu tố khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. xem có đủ insulin để cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. điều chỉnh lại chế độ ăn uống để tránh bị sụt cân do thiếu hụt insulin.
Cách duy nhất để biết bạn đang tăng cân hay không chính là con số trên chiếc cân của bạn. Hãy cập nhật cân nặng hàng tuần là cách bạn theo dõi tiến trình tăng cân của mình, để có kể hoạch điều chỉnh cho phù hợp