
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Qua tìm hiểu tôi được biết bệnh đái tháo đường là một căn bệnh với nhiều biến chứng nguy hiểm, nhiều người phát hiện ra bệnh đái tháo đường khi nó đã trở thành biến chứng nguy hiểm như các bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương… Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường
1.Béo phì làm tăng nguy cơ đái tháo đường
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin. Sở dĩ insulin có đủ khả năng phát huy tác dụng đó là đầu tiên nó kết hợp với insulin thụ thể ở trên màng tế bào, sau đó dẫn dắt một loạt những chất truyền tín hiệu khác trong tế bào, đem thông tin “có đường” được truyền vào các tầng lớp sâu trong tế bào. Sự trao đổi chất diễn ra trong bản thân tế bào để chuyển hóa đường thành năng lượng. Cơ chế vận chuyển, chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế do:
Số lượng insulin thụ thể trên màng tế bào bị giảm sút; chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng bị suy giảm; những thụ thể sau khi được insulin kích hoạt, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương; số lượng phân tử vận chuyển glucose giảm; chức năng gan chuyển hóa glucose thành đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm… Với những nguyên nhân như trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra, lượng glucose trong máu vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần, lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.
Vòng bụng hơn 100 cm đối với nam
Vòng bụng hơn 80 cm đối với nữ
2.Các yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
Yếu tố thai phụ: Lớn tuổi, nhiều con, béo phì trước khi có thai, tăng cân quá mức trong thai kỳ, hội chứng buồng trứng đa nang
Tiền sử đái tháo đường trong gia đình thế hệ thứ nhất
Tiền sử sản khoa: Thai lưu, sinh con to, đái tháo đường thai kỳ trong lần sinh trước.
Các yếu tố trong thai kỳ: Tăng huyết áp, đa thai
3.Tăng huyết áp
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Nếu bạn bị huyết áp cao, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Huyết áp cao có thể làm cho tim bị quá tải, gây tổn thương các mạch máu, và tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các vấn đề về mắt và về thận.
4.Rối loạn mỡ máu
Thường gặp là tình trạng tăng các chỉ số mỡ máu ‘xấu’ gồm: Cholesterol, Triglycerid, LDL-cholesterol; và giảm chỉ số mỡ máu ‘tốt’ là HDL-cholesterol.
LDL-cholesterol là tác nhân chính gây nên các mảng xơ vữa – một trong những nguyên nhân gây hẹp và tắc mạch máu – khi tồn tại với nồng độ cao trong máu trong thời gian dài; chính vì vậy nồng độ cao LDL-cholesterol làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
Một dạng khác của chất béo trong máu – Triglyceride – cũng có thể làm gia tăng bệnh lý tim mạch khi nồng độ trong máu cao hơn mức khuyến cáo.
5.stress làm tăng nguy cơ đái tháo đường
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, mỡ bụng tích tụ nhiều đi kèm với stress thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức, cho biết: “Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý…”. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
6.Nguy cơ đái tháo đường ở những người làm việc văn phòng, ít vận động
PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh, những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường. Cũng theo PGS Bình, những người ít vận động này mắc bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.
7.Sỏi thận cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
Theo nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số hơn 94.000 người Đài Loan (TQ) trưởng thành, những người có tiền sử sỏi thận dễ có chẩn đoán đái tháo đường hơn 30% trong vòng 5 năm so với những người không bị sỏi thận.
Trong số hơn 23.000 người không được điều trị sỏi thận, 12,4% bị đái tháo đường, dựa trên hồ sơ bệnh án, so với 9,6% trong số 70.700 người trưởng thành không bị đái tháo đường được nghiên cứu để so sánh.
Đái tháo đường và sỏi thận có một số yếu tố nguy cơ giống nhau – bao gồm béo phì và cao tuổi.
Tuy nhiên, thậm chí khi các nhà nghiên cứu tính đến độ tuổi, béo phì và các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác thì sỏi thận vẫn có liên quan với tăng 30% nguy cơ đái tháo đường.
8.Thịt đỏ làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2
BẤM VÀO HÌNH ĐỂ BIẾT THÔNG TIN
Thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường týp 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu có khẩu phần ăn hàng ngày là 100g thịt đỏ như bít-tết hay thịt bò băm viên thì khoảng 20% tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Những đối tượng chỉ ăn 1/2 số lượng thịt đã chế biến này như 2 lát thịt lợn muối hoặc 1 cái xúc xích thì đến 51% có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đã chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng cao nitrate có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2.